11:36 Thứ sáu, Ngày 6 Tháng 12 Năm 2024
Gửi cho bạn bè

Tài liệu sinh hoạt chi đoàn tháng 5 năm 2016
Tài liệu sinh hoạt chi đoàn tháng 5 năm 2016

Ngày Đăng: 12/05/2016, Lượt Xem: 2259

Củng cố, tăng cường sức mạnh Đại đoàn kết dân tộc – Nguồn sức mạnh vô tận

 

Qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã để lại nhiều bài học vô giá. Nổi bật trong đó là tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng. Hai truyền thuyết cổ sơ nhất của dân tộc: câu chuyện Lạc Long Quân lấy Âu Cơ sinh 100 trứng và câu chuyện 100 ngọn núi hình 100 con voi quanh mộ Tổ Vua Hùng, không những giúp chúng ta tìm về cội nguồn của dân tộc, mà điều quan trọng là chỉ ra và khẳng định mối quan hệ khăng khít mang tính cộng đồng và huyết thống giữa con người với con người trên mảnh đất hình chữ S này.

Đó chính là thông điệp thiêng liêng mà từ ngàn xưa cha ông ta đã trao truyền lại cho hậu thế. Cũng từ thông điệp đó, ở Việt Nam ta, từ rất lâu đã hình thành đạo lý làm người đầy tình nghĩa, được đúc kết bằng những châm ngôn "chị ngã em nâng", "lá lành đùm lá rách", "bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn", "một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao"... Đã bao đời nay, trên đất nước ta đã có bao biến động lớn về thiên nhiên, về xã hội, nhưng cái đạo lý làm người đó vẫn cứ tồn tại, được lưu giữ trong từng gia đình và cộng đồng xã hội. Nó được lưu giữ như một phần của nền tảng tinh thần của đất nước. Nhờ đó chúng ta đã vượt qua mọi thiên tai và địch họa. Điều đáng ngạc nhiên là ngay trong những thời kỳ lịch sử trước đây, khi các chế độ áp bức bóc lột còn diễn ra ác liệt, cũng đã xuất hiện không ít các bậc vua quan, các nhà trí thức lớn của dân tộc luôn đau đáu về nỗi thống khổ của nhân dân.

Hơn 80 năm qua, với sự ra đời của Đảng ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và trực tiếp giáo dục, chân lý đó ngày càng sáng tỏ. Năm 1942, tại Cao Bằng, Bác Hồ viết "Lịch sử nước ta" bằng văn vần, nhằm làm tư liệu tuyên truyền trong nhân dân. Sau khi tổng kết ngắn gọn lịch sử nước ta kể từ thời Hồng bàng đến những năm đầu thế kỷ XX, Bác viết:

Hỡi ai con cháu Rồng Tiên!

Mau mau đoàn kết vững bền cùng nhau

Bất kỳ nam nữ, nghèo giàu

Bất kỳ già trẻ cùng nhau kết đoàn...

và kết thúc tác phẩm, Bác viết:

Dân ta xin nhớ chữ đồng

Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh (1)

Xuất phát từ nhận thức đó, ngay từ đầu cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra khẩu hiệu "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công". Tư tưởng đó đã trở thành tư tưởng chủ đạo trong công tác giáo dục cán bộ, đảng viên và nhân dân, và trong hoạt động thực tiễn của Bác. Bác phê phán tư tưởng bè phái, công thần trong một số cán bộ đảng viên, phê phán việc phân biệt đối xử giữa người trong Đảng và ngoài Đảng, phê phán tư tưởng coi thường phụ nữ, coi thường người dân tộc thiểu số. Ngay đối với tôn giáo cũng vậy, Hồ Chí Minh là người vô thần, nhưng không vì thế mà Người phê phán các tôn giáo. Năm 1947, trong thư gửi Giám mục Lê Hữu Từ, Bác viết: "Chủ nghĩa duy linh và chủ nghĩa duy vật là ngược nhau, rõ ràng là thế, nhưng cũng không phải vì vậy mà bài xích, nghi kỵ, đối đầu nhau, cần phải tôn trọng tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận" (2).

Tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc đã được hiện thực hóa ngay trong cuộc họp Quốc dân đại hội tại Tân Trào và sau đó là việc hình thành Chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngoài các chiến sĩ cách mạng đã có thành tích lớn, các nhà trí thức lớn có tài có đức, được nhân dân trọng vọng, đều được mời giữ các trọng trách trong Chính phủ. Đó là các cụ Huỳnh Thúc Kháng, Bùi Bằng Đoàn, Phan Kế Toại, các nhà khoa học Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Văn Huyên, Tạ Quang Bửu.v.v.. Cụ Huỳnh Thúc Kháng không những được mời giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ, còn được cử làm Hội trưởng Hội Liên Việt. Tháng 5 - 1946, tại sân bay Gia Lâm, trước khi sang Pháp dự cuộc đàm phán chính thức với Chính phủ Pháp, Bác Hồ nắm tay cụ Huỳnh nói: - Tôi vì nhiệm vụ quốc dân giao phó phải đi xa ít lâu, ở nhà trăm sự khó khăn nhờ cậy ở Cụ cùng với anh em giải quyết cho. Mong Cụ "dĩ bất biến ứng vạn biến". Cụ Huỳnh Thúc Kháng được Bác mời làm quyền Chủ tịch nước trong thời gian Bác đi vắng. Rõ ràng trong nhận thức và trong hành động của Bác, cách mạng là sự nghiệp chung của quần chúng. Một cá nhân, cũng như một Đảng, dẫu có tài giỏi bao nhiêu, cũng không thể làm thay cho mấy chục triệu người dân. Bác hiểu rất rõ rằng, ở bất cứ thời kỳ lịch sử nào, các bậc hiền tài thường ẩn mình trong quần chúng. Tài năng của người lãnh đạo đất nước là biết phát hiện và trọng dụng các bậc hiền tài. Vì vậy, ngay sau khi chính quyền nhân dân được thành lập, Bác yêu cầu lãnh đạo các địa phương phải tiến cử các bậc hiền tài ra giúp nước. Ngoài việc phát hiện và trọng dụng người có tài trong quần chúng, Bác đặc biệt coi trọng việc phát huy mọi sức mạnh về vật chất và tinh thần của quần chúng nhân dân. Đó là sự đóng góp về nhân lực, tài lực, kinh nghiệm và sáng kiến của các tầng lớp nhân dân. Nếu không có sự đóng góp to lớn đó thì làm sao với 5.000 đảng viên cộng sản mà có thể đánh bại đội quân xâm lược dày dạn như trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Nếu không có sự đóng góp to lớn đó thì sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, Nhà nước lấy gì để nuôi bộ máy chính quyền các cấp, lấy gì để nuôi và trang bị khí tài cho mấy chục vạn quân nhân. Không có sự đóng góp to lớn đó thì làm sao Nhà nước có thể vượt qua núi cao, khe sâu để chở hàng mấy chục vạn tấn lương thực và các cỗ trọng pháo lên Điện Biên Phủ để đánh một đòn chí mạng vào lực lượng viễn chinh Pháp năm 1954. Nhân dân không chỉ có sức mạnh vật chất. Nhân dân còn có sức mạnh vô tận về tinh thần. Đó là những kinh nghiệm, sáng kiến thường xuyên được vận dụng trong đời sống. Đặc biệt là truyền thống nồng nàn yêu nước, nếu được phát huy tốt, sẽ là sức mạnh vô địch đủ sức nhấn chìm mọi kẻ thù xâm lược, mà lịch sử ngàn năm qua là một minh chứng hùng hồn. Bác thường nhắc lại câu tổng kết của bà con nhân dân tỉnh Quảng Bình trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ: "Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong", để nhắc nhở các cán bộ, đảng viên phải biết kính trọng, gần gũi và học tập quần chúng. Bác cũng thường nói: "Dân chúng biết cách giải quyết nhiều vấn đề một cách đơn giản, mau chóng, đầy đủ, mà những bậc tài giỏi, những đoàn thể lớn nghĩ mãi không ra". Vì vậy, theo Bác, các cán bộ, đảng viên phải "học dân chúng, hỏi dân chúng, phải hiểu dân chúng", "có biết làm học trò của dân thì mới biết làm thầy dạy dân". Tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc của Hồ Chí Minh chứa đựng trong đó chủ nghĩa nhân văn sâu sắc. Đó là kết quả của tình thương yêu con người, kính trọng con người, tin tưởng sâu sắc ở con người. Đó cũng là kết quả của sự khiêm nhường, sự giản dị và lòng bao dung đối với con người. Đối với Bác, con người không phải là phương tiện, mà là mục tiêu của mọi hoạt động mà chúng ta phải hướng tới. Đúng như đại văn hào Mácxim Gorki từng tuyên bố: "Con người – hai tiếng ấy mới kiêu hãnh làm sao!". Không thực sự yêu thương, kính trọng và tin tưởng ở con người, thì làm sao có thể phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc được. Có lẽ, đó là bài học lớn, sâu sắc, mà chúng ta có thể rút ra từ sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh. Có lẽ đó cũng là chỗ gặp gỡ giữa Hồ Chí Minh với Lênin. Lúc sinh thời, Lênin từng đấu tranh không khoan nhượng với bệnh kiêu ngạo cộng sản và chủ nghĩa quan liêu. Người gọi chủ nghĩa quan liêu đang làm ô nhục chính quyền Xô viết, vì chủ nghĩa quan liêu đã làm tha hóa chính quyền Xô viết. Với ý nghĩa đó, phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc cũng là cách bảo vệ bản chất cách mạng và nhân văn của Đảng, của các cơ quan nhà nước, để cán bộ, đảng viên thực sự là công bộc của dân. Thắng lợi rực rỡ của Cách mạng tháng Tám năm 1945, của hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ, cũng là chiến thắng của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam. Ba mươi năm qua, trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng ta đã tiếp tục phát huy những bài học mà Bác đã để lại, trong đó có bài học đại đoàn kết toàn dân tộc. Chính trong quá trình tìm đường để thoát khỏi sự khủng hoảng kinh tế xã hội những năm cuối 70 và đầu 80 thế kỷ trước, Đảng đã kịp thời tổng kết những kinh nghiệm, sáng kiến, những cách làm hay của các địa phương trong cả nước.Việc từ bỏ cơ chế quan liêu bao cấp để đi theo cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực chất là tấn công vào chủ nghĩa quan liêu mệnh lệnh hành chính, luôn tạo ra đặc quyền đặc lợi cho một số người và kìm hãm những kinh nghiệm sáng kiến cùng những quyền lợi chính đáng của đại đa số quần chúng nhân dân, những người trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Với ý nghĩa đó, có thể coi sự nghiệp đổi mới là một sự nghiệp giải phóng về sức sản xuất vật chất và tinh thần trong quần chúng, qua đó đã huy động được sức mạnh to lớn của quần chúng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Tuy vậy, đúng như Lênin đã từng nói: "Con đường cách mạng thường không thẳng tắp như đại lộ Nepski". Có nghĩa là, trên con đường đó thường xuyên xuất hiện những thách thức, khó khăn mà trước đó ít ai hình dung ra. Trong những khó khăn thách thức đó, có cái do khách quan gây ra, có cái lại do chủ quan gây ra. Nhưng dù khách quan hay chủ quan thì cơ bản vẫn là do chủ quan. Kinh nghiệm chỉ ra rằng nhiều khi cùng đứng trước một khó khăn, thách thức như nhau, nhưng nếu con người tỉnh táo và lòng dạ trong sáng thì khó khăn và thách thức đó dễ được vượt qua. Trái lại, thì khó khăn và thách thức đó có thể tăng lên và nhấn chìm ta xuống.

Hiện nay kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đang là xu thế tất yếu đối với lịch sử. Nhưng cùng với những thời cơ, cũng đang tạo ra những thách thức đối với mọi quốc gia, đặc biệt những nước đang phát triển như nước ta. Tổng kết 30 năm đổi mới, chúng ta thấy lĩnh vực đời sống vật chất có được cải thiện được tăng lên. Nhưng lĩnh vực đời sống tinh thần thì bộc lộ nhiều điều đáng lo ngại. Ngay trong lĩnh vực sản xuất vật chất, nếu so sánh với những nước cùng hoàn cảnh như ta, chúng ta cũng đã thấy bộc lộ một số yếu kém, nếu không sớm khắc phục thì có nguy cơ tụt hậu. Nhằm khắc phục những sai lầm yếu kém vừa qua, và tạo tiền đề cho sự phát triển đất nước, Đại hội XII của Đảng đã chỉ ra 6 nhiệm vụ lớn, trong đó có việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Đây là vấn đề ta thường nói tới, nhưng hiểu và làm thế nào cho tốt, quả thật không dễ, đặc biệt trong tình hình hiện nay. Chúng ta thường nói: dân tộc ta vốn có truyền thống yêu nước, là một dân tộc cần cù lao động, thông minh, dễ thích ứng với ngoại cảnh, một dân tộc sống có tình có nghĩa, thủy chung son sắt với cách mạng, với Đảng. Những phẩm chất đó được thể hiện mọi lúc, mọi nơi, trong suốt chiều dài lịch sử. Những ai có điều kiện tiếp xúc với lịch sử Việt Nam, với con người Việt Nam, đều có thể đồng tình với những nhận định đó. Vấn đề đặt ra, phải làm gì để phát huy những phẩm chất đó của dân tộc. Điều này lại tùy thuộc chủ yếu vào vai trò của những con người và của những cơ quan lãnh đạo và quản lý xã hội. Các triều đại Lý, Trần, Lê, sáng danh trong lịch sử nước ta, vì triều đình, từ vua quan, đều thực hiện chính sách thân dân, quan tâm đến đời sống của những người cùng khổ. Nhà vua thường thực hiện các cuộc vi hành để tìm hiểu dân tình ở những nơi hang cùng ngõ hẻm. Triều đình có những chủ trương chính sách nhằm hạn chế sự nhũng nhiễu của các quan lại ở các địa phương, chính sách phát hiện và trọng dụng những người có tài có đức trong xã hội, không kể họ thuộc tầng lớp nào. Trong những tình thế đất nước lâm nguy, triều đình biết tổ chức huy động sáng kiến và quyết tâm của quần chúng. Ở thời đại chúng ta, với sự lãnh đạo tài tình của Bác Hồ và của Đảng, việc phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đã trở thành quốc sách, thành tư tưởng chủ đạo trong sự lãnh đạo và quản lý xã hội. Nhờ đó Cách mạng Tháng Tám đã thành công, hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã thắng lợi một cách rực rỡ. Tổng kết những kinh nghiệm của quá khứ dân tộc, đặc biệt qua hai cuộc kháng chiến thần thánh do Bác Hồ và Đảng lãnh đạo, chúng ta sẽ rút ra được nhiều bài học bổ ích nhằm củng cố, tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình hiện nay.

Đại hội XII của Đảng vừa mới kết thúc, với tinh thần "Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Đổi mới", với việc đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm, trong đó có 4 nhiệm vụ liên quan trực tiếp tới việc củng cố, tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, chắc chắn sẽ tạo ra nguồn sinh khí mới cho đất nước. Đại hội đã điểm huyệt rất trúng khi khẳng định nhiệm vụ đầu tiên là xây dựng Đảng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống... Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược... Đó là những tiền đề, những điều kiện tiên quyết để thực hiện lời dạy của Bác: Đảng lấy dân làm gốc, cán bộ, đảng viên là công bộc của dân. Khi đó, và chỉ khi đó chúng ta mới có quyết tâm và khả năng loại bỏ cái gọi là lợi ích nhóm đang có nguy cơ chi phối các chủ trương chính sách; để chủ trương chính sách thực sự là đạo nghĩa của dân tộc, tức phù hợp với đạo đức và lẽ phải đối với dân tộc, đối với tuyệt đại đa số quần chúng nhân dân. Khi chủ trương chính sách là đạo nghĩa của dân tộc thì tính công khai dân chủ, minh bạch sẽ được thực hiện, tạo được sự đồng thuận của quần chúng, nghĩa là tập hợp và phát huy được sức mạnh của đại đoàn kết toàn dân tộc. Đó sẽ là nguồn sức mạnh vô tận không những giúp chúng ta xây dựng một đời sống tinh thần lành mạnh, mà còn phát triển cao về đời sống vật chất. Đúng như nhận xét của ông Tô-mi-chi Mu-ray-a-ma, nguyên Thủ tướng Nhật Bản, trong trả lời phỏng vấn của báo Tuổi trẻ cách đây gần 10 năm: "Nếu các bạn phát huy được thế mạnh như những năm chiến tranh, đó là tinh thần đoàn kết, chung sức đồng lòng thì kinh tế Việt Nam sẽ tiến rất nhanh" (3)./.

 GS.TS Trần Văn Bính

BBT(t/h)

Attachments:
Tải fileTải xuống Dung lượngNgày tạo
Download this file (tai lieu shcd thang 5.pdf)tai lieu shcd thang 5.pdfTải xuống2984 kB2016-05-12 08:16

Video

http://doanthanhnien.vn/tin-tuc/phong-chong-tac-hai-cua-thuoc-la

Liên kết website

Thống kê

Đang có 55 khách và không thành viên đang online

noirporno.com fuegoporno.com xvideos2020.me veryxxxhd.com desijimo.com porno peliculas Phim Sex Hay XXX BF Sex Video sesso film