20:2 Thứ hai, Ngày 29 Tháng 4 Năm 2024
Gửi cho bạn bè

Tuổi trẻ với biển, đảo
Tuổi trẻ với biển, đảo

Ngày Đăng: 28/09/2017, Lượt Xem: 1404

Để giúp Đoàn viên, thanh thiếu niên có cái nhìn tổng quan về biển, đảo Việt Nam, từng bước nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của biển, đảo đối với sự nghiệp xây dưng và bảo vệ Tổ quốc. Ban Biên tập giới thiệu đến đoàn viên, thanh thiếu niên những câu hỏi - đáp về biển, đảo Việt Nam.

 

Hỏi: Những nội dung chính của Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982?

Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (gọi tắt là Công ước Luật Biển 1982) được 107 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam, ký kết tại Montego Bay (Jamaica) ngày 10/12/1982. Công ước bao gồm 17 phần, 320 điều khoản, 9 phụ lục 4 nghị quyết. Công ước có hiệu lực từ ngày 16/11/1994. Hiện nay đã có 162 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia Công ước. 

Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 là một văn kiện quốc tế tổng hợp toàn diện bao quát được tất cả những vấn đề quan trọng nhất về chế độ pháp lý của biển và đại dương thế giới, xác định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi quốc gia (có biển cũng như không có biển, phát triển hay đang phát triển) về nhiều mặt như an ninh, bảo vệ, nuôi trồng, khai thác tài nguyên, giao thông liên lạc, nghiên cứu khoa học, công nghệ… đối với các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia cũng như đối với các vùng biển nằm ngoài phạm vi thuộc quyền tài phán quốc gia. Công ước cũng đã đặt ra trình tự và thủ tục giải quyết các tranh chấp trên biển giữa các quốc gia bằng các biện pháp hòa bình.

Công ước thể hiện sự cố gắng lớn của cộng đồng quốc tế để điều chỉnh tất cả các khía cạnh liên quan đến biển, tài nguyên biển và việc sử dụng biển, tạo nên một trật tự thế giới mới cho việc quản lý và sử dụng biển của nhân loại.

 

Hỏi: Theo Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982, Việt Nam có những vùng biển nào?

Việt Nam là một quốc gia ven biển với hơn 3.260 km đường bờ biển. Theo Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Việt Nam có các vùng biển là nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa. Phạm vi và chế độ pháp lý các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam được quy định chi tiết trong Luật Biển Việt Nam và các văn bản quy phạm pháp luật khác.

 

Hỏi: Quy định về nội thủy của Việt Nam?

Theo điều 9 và 10 của Luật Biển Việt Nam 2012, nội thủy của Việt Nam là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam. Theo quy định thì nội thủy bao gồm cửa sông, vũng vịnh, cửa biển và vùng nước ở phía trong đường cơ sở và giáp với bờ biển. Nhà nước thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ đối với nội thủy như trên lãnh thổ đất liền.

(Theo 100 câu hỏi đáp về biển, đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam do Ban Tuyên giáo Trung ương phát hành)

Ban Biên tập

Video

http://doanthanhnien.vn/tin-tuc/phong-chong-tac-hai-cua-thuoc-la

Liên kết website

Thống kê

Đang có 17 khách và không thành viên đang online

porno peliculasXXX porno phim-sex